Cân nặng thai nhi khi nào được coi là bình thường? Cân nặng và chiều dài thai nhi theo chuẩn WHO

Trong quá trình mang bầu, người mẹ cần thường xuyên theo dõi cân nặng thai nhi để kiểm tra và đánh giá tổng thể tình hình sức khỏe của con. Việc tăng hoặc giảm cân nặng thai nhi đều ảnh hưởng không tốt đến cả người mẹ và em bé. Vậy cân nặng thai nhi như thế nào là đạt chuẩn? Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi? Hãy cùng Bachkhoatrithuc.vn tìm hiểu nhé.

ĐĂNG KÝ Khóa học Thai giáo & Yoga giảm 70% chỉ hôm nay: Chìa khóa giúp con thông minh, khỏe mạnh và giúp mẹ bầu hạnh phúc.

Cân nặng thai nhi như thế nào là phù hợp?

Thông qua việc khám thai định kỳ, người mẹ có thể biết chỉ số cân nặng và các chỉ số cơ bản như: đường kính hai đỉnh, chiều dài xương đùi,… của thai nhi nhờ siêu âm, từ đó theo dõi được quá trình phát triển của bé.

Tại sao cần kiểm soát cân nặng của thai nhi?

Thai nhi trong tử cung luôn trải qua sự thay đổi và biến đổi theo từng ngày. Việc theo dõi cân nặng của con sẽ giúp người mẹ biết về tình trạng sức khỏe và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi một cách phù hợp.

Thông qua chỉ số cân nặng thai nhi, người mẹ có thể biết về sức khỏe của con.

Thông qua chỉ số cân nặng thai nhi
Hình ảnh thai nhi qua các tuần

Mặc dù con số về cân nặng hoặc chiều dài đầu mông của thai chỉ mang tính tương đối và phụ thuộc vào thể trạng của người mẹ, tuy nhiên nếu sự chênh lệch quá lớn thì các bậc phụ huynh cần đến cơ sở y tế để kiểm tra. Vì cả những trường hợp thai nhi thiếu hoặc thừa cân đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ và em bé.

  • Trường hợp thai nhi thừa cân, đặc biệt là ở giai đoạn cuối thai kỳ, có nguy cơ cao người mẹ phải sinh mổ. Đồng thời, em bé sau khi sinh ra cũng có nguy cơ mắc các bệnh như béo phì, suy hô hấp, hạ thân nhiệt, suy tuần hoàn,…
  • Trường hợp thai nhi thiếu cân cảnh báo về tình trạng cơ thể của người mẹ suy nhược, thiếu chất, em bé có khả năng bị ngạt, hạ đường huyết, mắc bệnh viêm phổi, đa hồng cầu,… ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện về thể chất, trí não và sức khỏe.

Bảng trọng lượng của thai nhi theo tuần

Khi đến tuần thứ 8 trước, phôi thai đang trong giai đoạn phát triển hoàn thiện, việc siêu âm chỉ cho thấy một chấm nhỏ, do đó trọng lượng và chiều dài sẽ được xác định sau giai đoạn này. Để theo dõi quá trình phát triển của em bé, các bà bầu có thể tham khảo danh sách trọng lượng và chiều dài của thai nhi theo tiêu chuẩn của WHO dưới đây.

Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi theo chuẩn WHO
Danh sách trọng lượng và chiều dài của thai nhi theo tuần

Bảng giám sát trọng lượng của thai nhi chuẩn được đưa ra để các bà bầu có thể theo dõi chặt chẽ nhất sự thay đổi của thai nhi qua từng tuần. Các chỉ số trọng lượng của thai nhi chuẩn này được đưa ra theo từng tuần thai, bắt đầu từ tuần thứ 8 cho đến hết tuần thứ 40 của thai kỳ.

Sau khi thăm khám và so sánh với bảng giám sát trọng lượng của thai nhi, các bà bầu sẽ biết con của mình có đang phát triển tốt hay không? Thai nhi có bị nhỏ hơn hoặc lớn hơn so với tiêu chuẩn trọng lượng của thai nhi không? Từ đó, các bà bầu sẽ có sự thay đổi về chế độ ăn uống, dinh dưỡng, tập luyện sao cho hợp lý.

Phương pháp đo đạc chiều dài và trọng lượng của thai nhi theo từng tuần tuổi

Phương pháp đo đạc cụ thể theo từng giai đoạn của tuổi thai như sau:

  • Từ 8 – 19 tuần: bé được đo chiều dài từ đầu đến mông. Lúc này, chân của bé bị uốn cong trong lòng tử cung suốt nửa đầu thai kỳ nên rất khó để đo chính xác trọng lượng và chiều dài của bé. Chiều dài đo được này được gọi là chiều dài từ đầu đến mông.
  • Từ tuần 20 – 42, chiều dài của bé được đo từ đầu đến gót chân: Trong khoảng thời gian này, kích thước cũng như trọng lượng của thai nhi sẽ tăng dần đều.
  • Từ tuần thứ 32, trọng lượng của bé sẽ phát triển tối đa, những đường nét cuối cùng của bé được hoàn thành.

Những yếu tố ảnh hưởng đến trọng lượng thai nhi?

Các bà bầu cần làm gì để kiểm soát trọng lượng của thai nhi luôn ở mức lý tưởng? Trên thực tế, trọng lượng của em bé phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, do đó sẽ có sự khác biệt. Một số yếu tố ảnh hưởng làm thay đổi trọng lượng của thai nhi mà các bà bầu cần chú ý để giúp các chỉ số của em bé ở mức bình thường là:

Thức ăn và lối sống của bà bầu

Trong suốt quá trình mang bầu và thậm chí trong giai đoạn cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, những thay đổi trên cơ thể của bà mẹ đều có ảnh hưởng đến thai nhi. Trong trường hợp bà mẹ không ăn uống đủ chất lượng hoặc ăn quá nhiều, có thể dẫn đến tăng hoặc giảm trọng lượng của em bé ra khỏi mức an toàn.

Ở thời điểm này, các bà bầu cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hàng ngày và xây dựng thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý để đảm bảo sức khỏe cho bà và thai nhi. Nếu cần, bạn có thể tham khảo ý kiến từ các chuyên gia hoặc bác sĩ đang theo dõi sức khỏe.

Học cách nấu bữa ăn ngon, đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ bầu chỉ với 39k. ĐĂNG KÝ NGAY

Chế độ dinh dưỡng của mẹ có ảnh hưởng đến sự thay đổi cân nặng thai nhi
Chế độ dinh dưỡng của mẹ có ảnh hưởng đến sự thay đổi cân nặng thai nhi

banner ngang mom&baby

banner vuông mom&baby

Yếu tố di truyền

Mặc dù không phải là yếu tố quyết định, nhưng trọng lượng và chiều dài của thai nhi cũng bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền vóc dáng từ bố và mẹ. Theo các nghiên cứu, vóc dáng của em bé chịu ảnh hưởng khoảng 23% bởi yếu tố di truyền từ cha mẹ.

Những tình trạng thai nhi đơn hoặc đa

Số lượng thai nhi khác nhau sẽ dẫn đến sự thay đổi trong chỉ số cân nặng. Đa số trường hợp mang thai đa sẽ có chỉ số cân nặng và chiều dài thấp hơn so với tiêu chuẩn. Vì vậy, không cần lo lắng quá nhiều nếu mang thai nhiều mà chỉ số của bé không đạt chuẩn.

Chỉ số cân nặng và sức khỏe của mẹ

Theo các chuyên gia, tăng cân hợp lý của mẹ bầu trong suốt thời gian mang thai để không ảnh hưởng đến thai nhi là:

  • Đối với thai đơn, mẹ bầu thường tăng khoảng 10 – 12kg.
  • Đối với đa thai, mẹ bầu thường tăng khoảng 16 – 10kg.
  • Trong quý I, mẹ nên tăng khoảng 1 – 2,5kg.
  • Từ tuần 14 – 28, tăng trung bình 0,5kg mỗi tuần là hợp lý.

Những trường hợp mẹ bầu bị béo phì, tiểu đường hoặc các bệnh lý khác cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và chỉ số cân nặng, chiều dài của thai nhi.

Sau khi đã xác định các yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi và dựa vào tình trạng sức khỏe của mẹ, cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi để kiểm soát đúng chỉ số của bé. Đồng thời, cần chú ý ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, uống đủ nước và tránh các thực phẩm có hại cho sức khỏe của mẹ và bé, đặc biệt là chất kích thích, thức uống có cồn,…

Mẹ cần duy trì tinh thần lạc quan và hạn chế những yếu tố gây stress để không ảnh hưởng đến sự phát triển của con. Thường xuyên tái khám theo lịch hẹn là cách hiệu quả để quan sát và theo dõi quá trình con phát triển.

Khám thai nhi định kỳ
Mẹ bầu cần định kỳ theo dõi sức khỏe để kiểm soát cân nặng thai nhi.

Tất cả những thay đổi trong cơ thể mẹ bầu, dù lớn hay nhỏ, đều có tác động đến chỉ số cân nặng, chiều dài của thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu và những người thân cần xây dựng một chế độ chăm sóc sức khỏe an toàn và hợp lý. Trường hợp cần thiết, có thể tìm đến các chuyên gia để nhờ tư vấn và hỗ trợ.

Những lưu ý về chuẩn cân nặng thai nhi

Sau khi thăm khám và thấy cân nặng thai nhi có sự sai khác lớn so với bảng chuẩn cân nặng thai nhi thì mẹ cần chú trọng lưu ý. Bởi vì đây có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề về sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

Nếu hàng tuần, thai nhi phát triển nhiều hơn so với bảng chuẩn cân nặng thai nhi, nhất là trong các tháng cuối của thai kỳ, rất có thể trẻ đã phát triển lớn hơn so với tuổi của thai. Khi thai quá lớn, sẽ gây khó khăn trong quá trình chuyển dạ và sinh nở. Nếu kích thước của bé lớn hơn so với bảng chuẩn khoảng 3cm, thai nhi sẽ có nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, béo phì… ngay từ trong bụng mẹ.

Nếu thai nhi có các chỉ số thấp hơn nhiều so với bảng chuẩn cân nặng thai nhi theo tuần, kết quả siêu âm so với bảng cân nặng thai nhi bé có chiều dài ngắn hơn chiều dài trung bình 3cm, mẹ cần nhanh chóng tiến hành các thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện một vài xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân. Bạn có thể phải làm xét nghiệm kiểm tra chức năng nhau thai để bác sĩ đánh giá xem nhau có vận chuyển đầy đủ dinh dưỡng cho thai nhi, kiểm tra xem dây rốn có bất thường.

Đồng thời bác sĩ sẽ hỏi bạn rất kỹ để biết chế độ dinh dưỡng của bạn có đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi hay có gặp các vấn đề gây tác động xấu đến sức khỏe tinh thần hay không. Sau khi đã xác định được nguyên nhân, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách điều chỉnh phù hợp, chẳng hạn thay đổi chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và thư giãn hợp lý. Mẹ cần thực hiện những thay đổi phù hợp để cải thiện cân nặng của thai nhi.

Nếu thai nhi quá gầy, bé có thể bị suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ, dễ mắc các bệnh về phổi, sức đề kháng của trẻ khi sinh ra sẽ kém hơn, thậm chí có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển trí thông minh của trẻ sau này. Đừng ngại trao đổi, kể cả nếu bạn có thăm khám với bác sĩ trực tuyến khi có bất kỳ dấu hiệu nào bạn thấy là không bình thường vì việc này sẽ giúp các bác sĩ có thể tiếp cận nhanh chóng và hỗ trợ bạn.

banner ngang mom&baby

banner vuông mom&baby

Cần làm gì để cân nặng thai nhi theo tuần phát triển đúng chuẩn

Mẹ bầu không ăn quá nhiều nhưng phải đủ chất dinh dưỡng

  • Mẹ bầu không ăn quá nhiều nhưng phải đủ chất dinh dưỡng.
  • Kiểm soát cân nặng, không để xảy ra tình trạng tăng cân quá nhiều hoặc quá ít. Trong suốt thai kỳ, bà bầu nên tăng trọng lượng cơ thể chỉ từ 10 – 12kg. Nếu mang đa thai, bạn có thể tăng khoảng 16 – 20 kg. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, cân nặng chỉ nên tăng tối đa không quá 1.5 – 2kg. Nếu bác sĩ cảnh báo mẹ thiếu cân, cần phải tăng thêm khoảng hơn 2kg nữa. Nếu bạn thừa cân, giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, bạn có thể không cần tăng cân hoặc chỉ tăng tối đa không quá 1 kg. Giai đoạn thai kỳ từ tuần thứ 14 – 28, mỗi tuần bạn có thể tăng khoảng 0.5kg, nhưng nếu thừa cân bạn chỉ nên giới hạn cân nặng tăng khoảng 0.2 – 0.3 kg/tuần mà thôi.
  • Cần có chế độ nghỉ ngơi, tập luyện hợp lý. Không nên quá căng thẳng, stress bởi điều này cũng ảnh hưởng tới cân nặng của thai nhi.
  • Thăm khám thai định kì để nắm rõ sự phát triển và cân nặng thai nhi theo tuần tuổi, nếu có sự sai khác lớn so với bảng cân nặng thai nhi, cần có sự thay đổi theo tư vấn của bác sĩ để khắc phục tình trạng này.

tập luyện đúng mức

Tùy thuộc vào từng trường hợp không bình thường, bạn sẽ được hướng dẫn và tư vấn từng giai đoạn: những điều cần lưu ý làm tiếp theo trong thai kỳ, lập kế hoạch sinh cho bạn, lập kế hoạch chăm sóc sau sinh cho bé, lập kế hoạch phẫu thuật điều trị nếu cần, hướng dẫn chăm sóc bé sau khi xuất viện…

ĐĂNG KÝ Khóa học Thai giáo & Yoga giảm 70%: Mẹ khỏe, bé thông minh + Tặng kèm khóa Massage cho mẹ bầu

banner ngang freeship

Banner vuông freeship