Học trường gì không quan trọng, quan trọng là học xong ra trường làm nghề gì? Bài viết này, bách khoa tri thức xin giới thiệu với độc giả top những ngành nghề hot trong tương lại dễ xin việc và những kỹ năng cơ bản cần có cho mỗi ngành nghề. Qua đó, giúp các bạn có một định hướng nghề nghiệp và kế hoạch tốt nhất cho tương lai của mình.
Chọn trường hot và chọn nghề hot, cái nào quan trọng hơn?
Hẳn là các bậc phụ huynh ai nấy đều từng rất đau đầu trong việc chọn trường đại học cho con em mình. Và bản thân các bạn học sinh cũng không khỏi băn khoăn nên chọn trường gì để vừa có một môi trường học tập tốt, vừa dễ xin việc sau khi ra trường, lại vừa phù hợp với học lực của bản thân và khả năng kinh tế của gia đình. Do đó, việc chọn được một trường đại học tốt luôn trở thành vấn đề nóng của mỗi gia đình có các sĩ tử chuẩn bị bước vào mùa thi. Thậm chí, có nhiều người quan niệm, càng học ở những trường “điểm, những trường hot thì ra trường càng dễ xin việc và có được mức lương cao.
Tuy nhiên, khi xã hội ngày càng phát triển, người ta không còn quá coi trọng tấm bằng đại học hay trình độ trên giấy tờ của người lao động bằng năng lực thực sự của họ. Nhà tuyển dụng không quan tâm bạn học tại trường nào, tấm bằng đại học và bảng điểm của bạn đẹp cỡ nào. Điều mà họ muốn thấy duy nhất chỉ là bạn làm được việc gì và sẽ làm được những gì?
Do đó, trước khi nghĩ đến việc nên chọn trường nào hot, bạn hãy tìm hiểu, suy nghĩ về việc chọn một nghề thực sự tốt cho bạn và phải là ngành nghề hot dễ xin việc trong tương lai. Điều này sẽ giúp ích cho bạn khi giải bài toán xin việc làm sau khi ra trường, đồng thời sẽ hạn chế tình trạng chọn sai ngành học, chọn sai nghề nghiệp gây ảnh hưởng đến cuộc đời bạn.
Xu hướng kinh tế và thị trường việc làm ở Việt Nam hiện nay
Chúng ta đang sống ở thời kì cách mạng công nghiệp 4.0. Một thời kì mà ở đó, làn sóng siêu kết nối giữa vật lý và kỹ thuật số phát triển đỉnh cao với tâm điểm là internet, đặc biệt là vạn vật kết nối (IoT) và trí tuệ nhân tạo (AI). Bên cạnh việc mang lại những đột phá cho vận hành hoạt động xã hội, sự xuất hiện của những bộ máy có tư duy phân tích mô phỏng như con người cũng tạo ra nhiều thách thức cho người lao động trong thị trường. Tuy nhiên, sự phát triển này cũng đồng thời thúc đẩy một số ngành trở thành những ngành nghề hot trong tương lai.
Mặc dù, mối đe dọa của AI đến thị trường việc làm đã xuất hiện từ rất lâu, nhưng ở thập niên 20 tới đây, sự thay đổi này sẽ biểu hiện rõ nét và mạnh mẽ nhất. Đừng nghĩ rằng, những cỗ máy công nghiệp đến từ cuộc cách mạng 4.0 này chỉ giới hạn trong các dây chuyền lắp ráp hay công nghệ điện tử. Bởi trên thực tế, ở một số khía cạnh khác như bán hàng, tiếp thị… AI cũng đang làm việc tốt hơn con người.
Do đó, một số ngành nghề có nguy cơ “biến mất” hoàn toàn do bị thay thế bởi AI. Chẳng có gì ngạc nhiên khi một ngày nào đó, bạn tới một khách sạn và sẽ thấy, lễ tân chào đón mình là một cô người máy “xinh đẹp”, thông minh và rất lịch sự thay vì một cô lễ tân bằng người thật. Một số ngành nghề có nguy cơ cao bị biến mất hoàn toàn như: tiếp thị qua điện thoại, thư ký, kế toán, lễ tân, chuyển phát nhanh, chuyên viên phân tích và nghiên cứu thị trường, nhân viên bán lẻ…
Vậy, những ngành nghề nào sẽ trở thành xu hướng nghề hot trong tương lai?
Những ngành nghề hot trong tương lại dễ xin việc ở Việt Nam
1. Kiến trúc sư
Nghề hot có thu nhập cao và vị trí tốt
Ngày nay, kiến trúc sư được coi là những người có thu nhập cao trong xã hội và dễ dàng đứng ở vị trí “chọn việc” với nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. không chỉ vậy, kiên trúc sư còn là nghề dễ dàng có được thành công nếu bạn có được những ý tưởng sáng tạo độc đáo, những bản thiết kế đỉnh cao mang đậm phong cách của riêng mình hoặc là người có bề dày kinh nghiệm cũng như đứng lâu năm trong nghề.
Kiến trúc sư là một ngành liên quan đến tư duy logic về không gian, sáng tạo, thiết kế và thi công các công trình kiến trúc. Do đó, những người làm nghề này cần trang bị cho ngành kiến trúc bao gồm: thiết kế mặt bằng, không gian, cấu trúc công trình và cung cấp giải pháp về kiến trúc ở các lĩnh vực xuất phát từ nhu cầu thực tế.
Cơ hội việc làm cho ngành kiến trúc khá dồi dào.
Sinh viên tốt nghiệp ngành kiến trúc có thể làm việc ở các vị trí như:
- Làm việc tại các công ty xây dựng, tư vấn kiến trúc, các viện thuộc Bộ, ngành, các tổng công ty lớn thuộc Bộ Xây dựng, Bộ Văn hóa,… Công việc cụ thể bao gồm: thiết kế, thi công, giám sát các công trình dân dụng, công nghiệp; quy hoạch xây dựng các điểm dân cư, cao ốc, công trình đô thị và nông thôn…
- Trở thành chuyên gia tư vấn, cung cấp các giải pháp về kiến trúc tại các công ty kiến trúc, xây dựng.
- Có thể tự khởi nghiệp với vai trò chủ đầu tư, thiết kế, thi công các công trình kiến trúc.
- Phát triển công việc với nghề nghiên cứu, đào tạo tại các cơ sở giáo dục chuyên ngành kiến trúc.
2. Kỹ sư phần mềm
Kỹ sư phần mềm được coi là một trong các ngành hot trong tương lai.
Nghề kỹ sư phần mềm có nhu cầu xã hội cao và được đánh giá là một trong số ít nghề có khả năng “miễn dịch” với khủng hoảng kinh tế hiện nay.
Có thể nói, công việc này đứng top 1 về mức độ khó khăn trong sáng tạo bởi nó cần sự kiên trì và sáng tạo không ngừng. Những người theo đuổi ngành này cần phải có mức độ đầu tư cao về chất xám và phải luôn luôn “sản xuất” ra những ý tưởng tốt.
Những kỹ sư phần mềm là “cha đẻ” của những phần mềm và hệ thống trên máy tính. Họ cần có kiến thức vững chãi về: toán học, khoa học, công nghệ, thiết kế và thường phải kiểm tra, đánh giá phần mềm của mình hoặc của người khác. Bên cạnh bằng cấp về khoa học máy tính, nghề kỹ sư phần mềm còn yêu cầu các kỹ sư phải có kĩ năng phân tích và giải quyết vấn đề. Ngoài ra, sự chủ động trong tìm kiếm, học hỏi những kiến thức mới và kĩ năng giao tiếp cũng là những yêu cầu cần có của người làm nghề này.
Kỹ sư phần mềm thường có các cơ hội việc làm tốt và mức lương cao
Theo một vài nghiên cứu, ở một số nơi trên thế giới, số lượng kỹ sư phần mềm dự kiến sẽ tăng khoảng 30% trong năm 2020 (theo Computerworld).
Hơn nữa, do nhu cầu cao về nghê nghiệp cũng như áp lực công việc cao sẽ kèm theo viẹc lương dành cho các kỹ sư phần mềm tăng. Tại Việt Nam, mức lương dành cho các kỹ sư phần mềm ở vị trí nhân viên là từ 1.000-1.500 USD/tháng. Với vị trí giám sát, kỹ sư phần mềm sẽ nhận được mức lương từ 3.000 USD – 4.000 USD/tháng. Ngoài ra, những kỹ sư viết chương trình phần mềm đơn giản cũng có thu nhập mỗi tháng khoảng từ 800-900 USD hay 1.200 USD.
3. Khoa học máy tính
Ngành dành cho những người đam mê công nghệ thông tin (CNTT)
Một trong những ngành học quan trọng tại các trường đại học đào tạo về công nghệ thông tin (CNTT) nói riêng và kỹ thuật nói chung là Khoa học máy tính. Đây là ngành dành cho những sinh viên đam mê nghiên cứu chuyên sâu về CNTT, khả năng tính toán của hệ thống máy tính.
Ngành khoa học máy tính đã và đang đáp ứng những nhu cầu cao trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau như: các tổ chức tài chính, các công ty tư vấn quản lý, các công ty phần mềm, các công ty truyền thông, kho dữ liệu, các công ty đa quốc gia (liên quan đến CNTT, dịch vụ tài chính và các tổ chức khác), các cơ quan chính phủ, các trường đại học và bệnh viện.
Người làm khoa học máy tính cần có các kỹ năng như: cấu trúc máy tính, hệ điều hành máy tính, ngôn ngự lập trònh phần mềm và phần cứng, trí tuệ nhân tạo, bảo mật và an toàn máy tính, xử lý dữ liệu, thiết kế và phát triển các ứng dụng cho các thiết bị di động và môi trường internet…
Cơ hội nghề nghiệp dồi dào cùng mức lương hấp dẫn
Cơ hội việc làm dành cho sinh viên tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính rất dồi dào và đa dạng cả về vị trí cũng như mức lương. Công việc bao gồm:
- Kỹ sư máy tính
- Kỹ sư hệ thống
- Người phát triển phần mềm
- Lập trình viên
- Trưởng phòng Công nghệ (CTO)
- Giám đốc kỹ thuật CNTT
- Kiến trúc sư kỹ thuật
- Quản lý hỗ trợ kỹ thuật
- Trưởng phòng dịch vụ CNTT
- Kỹ sư ứng dụng
- Nhà phát triển Mainframe
- Kiến trúc sư phần mềm
- Chuyên viên đảm bảo chất lượng phần mềm
- Trình quản lý kho dữ liệu
- Quản lý phát triển ứng dụng
- Kiến trúc sư ứng dụng
Mức lương của ngành khoa học máy tính tùy thuộc vào từng vị trí công việc cụ thể.
- Kỹ sư phần mềm $103,612 ( khoảng 2,4 tỷ/năm)
- Chuyên viên quản lý sản phẩm $83,722 (khoảng 1,9 tỷ/năm)
- Chuyên viên phát triển dữ liệu Java $84,671 (khoảng 1,95 tỷ/năm)
- Trưởng phòng Công nghệ thông tin $80,157 (khoảng 1,8 tỷ/năm)
Xem thêm: Bài trắc nghiệm MBTI để chọn nghề cho phù hợp