15+ Câu đố vui toán học hay giúp bé cải thiện tư duy hiệu quả

Những câu đố vui luôn là phương tiện hiệu quả được nhiều ba mẹ lựa chọn để phát triển tư duy cho trẻ cũng như giúp việc học toán trở nên thú vị hơn. Qua đó, giúp giải tỏa căng thẳng, stress cho con mình mà vẫn đảm bảo việc con tiếp thu được nhiều kiến thức toán bổ ích. Do đó đừng nên bỏ qua bài viết được Bachkhoatrithuc.vn tổng hợp những câu đố vui toán học dưới đây!

1. Tại sao bé gặp khó khăn với những câu đố vui toán học

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé không cảm thấy hứng thú, thậm chí là sợ sệt đối với những câu đố vui toán học. Theo đánh giá chung thì sẽ có 3 nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề này:

Khả năng đọc – hiểu câu hỏi chưa thực sự tốt

Nếu muốn giải những câu đố vui toán học, các bạn nhỏ cần có cho mình khả năng đọc hiểu tương đối tốt, để có thể tổng hợp và phân tích các dữ liệu đã cho. Vậy nên, việc khả năng đọc hiểu còn hạn chế cũng là một trong những trở ngại chính khiến các con không thực sự tốt trong việc giải toán đố vui.

đố vui toán học

Khả năng đọc hiểu không tốt cũng sẽ cản trở bé trong quá trình học

Vậy ba mẹ nên làm cách nào để giải quyết vấn đề này? Ba mẹ có thể đọc đề bài cho bé, sau đó nếu thấy con chưa hiểu thì có thể giảng giải, cung cấp hướng giải quyết bài toán. Lúc này, trẻ sẽ tiếp thu tri thức cũng như phương pháp giải toán từ phụ huynh để áp dụng cho những bài toán sau đó. 

Hoặc ba mẹ có thể sử dụng những bài toán đố vui hình ảnh để đơn giản hóa việc đọc hiểu của con. Và rồi sau khi thấy con mình đã có sự tiến bộ trong tư duy logic, phụ huynh có thể hỏi con những câu đố có độ phức tạp cao hơn.

Do chưa hiểu được hết các thuật ngữ và từ vựng về toán học

Vì tuổi còn khá nhỏ nên các bé thường chưa có khả năng ngôn ngữ linh hoạt. Chính vì thế, việc các bạn nhỏ gặp khó khăn trong việc hiểu nghĩa các từ vựng, thuật ngữ toán học trong những câu đố vui về toán học là điều hết sức không quá khó hiểu. Mà các từ vựng này thường là từ khóa chính mà trẻ cần hiểu thì mới có thể giải được bài.

Để giải quyết vấn đề này, ba mẹ có thể hướng dẫn bé dịch bài toán theo những từ ngữ đơn giản hơn. Ví dụ:

Có câu đố vui toán học như sau: “Năm này anh lên 6 tuổi, anh gấp đôi tuổi bé. Hỏi năm anh 70 tuổi thì bé bao nhiêu tuổi?”. Đối với bài toán này, nếu không đọc kỹ thì nhiều em sẽ trả lời là 35. Tuy nhiên nếu đọc kỹ hơn thì câu trả lời chính xác không phải là như vậy.

Đáp án chính xác đó chính là 67 tuổi. Để giúp trẻ giải quyết bài toán này, ba mẹ nên hướng dẫn con chuyển các dữ liệu trong bài thành những từ ngữ đơn giản hơn như:

  • Anh 6 tuổi và anh gấp đôi tuổi em là 6 : 2 = 3 (anh hơn em 3 tuổi)
  • Năm anh 70 tuổi thì số tuổi của em sẽ là 70 – 3 = 67 tuổi.

Khả năng tập trung chú ý của các con chưa cao

Bên cạnh 2 nguyên nhân trên thì còn một lý do khác cũng khiến cho bé gặp khó khăn trong việc giải các bài toán đồ vui đó là sự thiếu tập trung. Một đứa trẻ luôn có sự hiếu động rất lớn, vậy nên sẽ chưa có khả năng tập trung giống như người lớn. Chính vì điều này mà trẻ rất dễ đọc sai đề dẫn đến những kết quả không đúng.

Đồng thời, có những bạn vì quá hiếu động mà chưa thể kiểm soát được bản thân, điều đó dẫn đến việc đọc đề cẩu thả, chủ quan. Do đó mà các em bỏ qua những dữ liệu quan trọng, học tính nhầm ở một bước nào đó dẫn đến kết quả sai.
Đặc biệt, các em cũng rất dễ bị mắc lừa đối với những câu đố toán mẹo.

Những gợi ý để giúp bé vượt qua nỗi sợ toán đố vui

Nếu con của bạn gặp những vấn đề tương tự ở trên thì cũng đừng quá lo lắng. Bởi trong phần dưới đây của bài viết, chúng tôi sẽ gợi ý đến bạn những cách để cùng bé vượt qua nỗi sợ học toán đố vui.

Làm quen với các bài thơ đố toán vui thân thuộc và đơn giản

Nếu bé bắt đầu học toán với những câu hỏi dài, khó với những từ ngữ chuyên ngành phức tạp. Điều này sẽ khiến con ngày càng sợ việc học toán. Vậy nên, để giúp bé có hứng thú hơn với việc học toán, đặc biệt là toán đố vui thì ba mẹ nên cho bé học qua những bài thơ.

Những bài thơ toán học vui sẽ giúp giải tỏa áp lực, tạo một không khí thoải mái hơn mỗi khi con ngồi vào bàn học. Những vần thơ vui tai, câu chữ dễ hiểu sẽ giúp bé đọc hiểu nhanh hơn.

Ưu tiên những bài toán đố vui bằng hình ảnh

Sau khi thử thơ toán học thì ba mẹ có thể chuyển sang cho bé tiếp cận với những bài toán bằng hình ảnh. Những hình ảnh ngộ nghĩnh cùng màu sắc bắt mặt chắc chắn sẽ giúp cho quá trình tiếp thu con chữ của bé được nhanh chóng và tối ưu hơn.

Dạy bé cách tư duy logic

Để giúp con trẻ học toán giải đố đạt hiệu quả cao nhất thì các bạn cần có cho mình một tư duy logic tốt. Chính vì thế, trước khi đố toán vui cho bé thì ba mẹ nên để con hoàn thành quá trình phát triển tư duy logic. Điều này sẽ giúp con có đủ nền tảng tri thức để khai thác được các thông tin có trong đề một cách sáng suốt nhất.

Ba mẹ có dạy bé tư duy logic qua các phương thức sau:

  • Xác định câu hỏi: dành thời gian đọc kỹ đề và hiểu được mà đề bài yêu cầu.
  • Xác định rõ câu hỏi: liệt kê các thông tin có trong đề bài.
  • Gạch chân từ khóa chính: tô đậm hoặc gạch chân những từ khóa chính, những dữ liệu quan trọng để tìm ra phương pháp giải bài toán.
  • Xác lập phép tính: sử dụng những thông tin vừa phân tích được, bám sát vào câu hỏi để từ đó lập ra phép tính đúng nhất.
  • Kiểm tra lại đáp án: Kiểm tra lại xem đáp án đã phù hợp với yêu cầu của bài hay chưa?

Một khi trẻ đã tập luyện được thói quen tư duy logic thì việc xử lý những bài toán đố vui sẽ không còn là vấn đề lớn đối với các bạn nhỏ nữa.

Cùng giải các câu đố vui về toán học với bé

Và một điều quan trọng khác đó chính là việc phát triển của trẻ luôn cần đến sự quan tâm và đồng hành tư cha mẹ. Chính vì thế, các bậc phụ huynh nên hỗ trợ, cùng con học tập, giải đáp những thắc mắc và luôn có một thái độ điềm tĩnh khi dạy trẻ.

Có như vậy, bé mới có được một môi trường tốt nhất để học toán nói chung cũng như chinh phục vụ bài toán đố vui nói riêng một cách tối ưu nhất.

2. 15+ câu hỏi toán học hay nhất giúp bé phát triển tư duy

Câu đố 1:

đố vui toán học

Đây là dạng toán sử dụng hình ảnh tư duy logic – 1 vô cùng thú vị. Đáp án cho câu hỏi này đó là có 12 co chuột, 0 mặt trời và 6 chiếc mũ. Từ đó dấu hỏi chấm sẽ là 6.

Câu đố 2: Bạn Nam là người chạy nhanh thứ 100 và đồng thời cũng là người chạy chậm thứ 100 theo kết quả của cuộc thi ở Trường. Giả sử tốc độ chạy của mỗi người là khác nhau thì tổng có bao nhiêu thí sinh trong cuộc thi Nam tham dự.

Đáp án: Số lượng thí sinh tham gia cuộc thi chạy của trường Nam là 199 học sinh.

Nếu Nam chạy nhanh thứ 100, tức là Nam tương ứng với con số 100 trong dãy từ 1,2,3…100. Để là người chạy chậm thứ 100 thì Nam cũng phải là số 100 trong dãy từ 100,101,102,…199.

Câu đố 3: A rủ B giải bài toán xếp hình bằng bút để xếp thành một số lớn hơn 3 và nhỏ hơn 4.

Đáp án: B dùng 3 cây bút để xếp thành số pi = 3,14 bởi 3 < 3.14 <4.

Câu đố 4: Mẹ đưa cho bé 5 lọ đựng gia vị: dấm, rượu trắng, nước muối, nước đường, nước sôi. Điểm chung của các lọ đều không màu và có thể nếm thử. Vậy làm sao để bé có thể phân biệt những hũ gia vị trên chỉ với chỉ một lần thử duy nhất?

Đáp án: Không chỉ vị giác mà bé cũng có thể sử dụng nhiều cách khác nhau để phân biệt các lọ gia vị như:

  • Dùng tay sờ để cảm nhận nhiệt độ, nếu hũ nào nóng sẽ là bát nước sôi.
  • Dùng mũi ngửi, bé có thể phát triển mùi nồng của rượu cũng như mùi chua của giấm.
  • Sau cùng, bé chỉ cần nếm 1 trong 2 lọ còn lại để phân biệt được hũ muối hay đường.

Câu đố 5: Bảo có cậu em trai vô cùng đáng yêu và tinh nghịch. Có lần mẹ Bảo muốn xem cậu em này nặng bao nhiêu kg nhưng cậu bé còn nhỏ nên rất hiếu động, không chịu ngồi yên cho mẹ xem cân. Sau một hồi loay hoay, mẹ Bảo cười hỏi: “con có biết làm cách nào để biết cân nặng của em mà không cần dùng cân không?”

Đáp án: Bảo nảy ra một ý rất hay đó là cân bản thân mình trước tiên. Sau đó Bình bế em cùng cân với mình vào lần 2. Từ đó sẽ lấy cân nặng của hai anh em rồi trừ đi số cân ban đầu của Bảo. Ví dụ như Bảo nặng 30kg, sau đó kết quả cân tăng lên thành 50kg sau khi cậu cân cùng em trai. Vậy nên em của Bảo sẽ nặng 20kg.

Câu đố 6: Một viên tướng muốn tìm kiếm cho mình một người lính thông minh để đề bạt lên làm sĩ quan chỉ huy trưởng. Vậy nên, ông đã tập hợp tất cả lính của mình trong quảng trường rồi thông báo:
“ Nếu ai có cách làm cho anh lính gác cho ra khỏi quảng trường này một cách đường hoàng thì sẽ được thăng chức ngay lập tức.”

Trong khi mọi người đang đau đầu không biết làm sao để đạt được điều mà chỉ huy mong muốn thì có một anh lính đến nói đúng một câu duy nhất và được lính gác cho ra ngoài ngay. Liệu em có biết anh lính đã nói gì để được thăng chức hay không?

Đáp án: Anh lính nói: “Thôi, mình chẳng muốn tham gia nữa”. Thế là anh được ra ngoài ngay tức thì.

Câu đố 7: Với hình ảnh dưới đây, đố các bạn có thể khoanh tròn vào 4 số sao cho tổng của chúng bằng 12.

Đáp án: Hãy xoay ngược hình lại để khoanh được 4 số có tổng bằng 12.

Câu hỏi số 8: Đối với hình ảnh dưới đây thì chiều dài của chiếc bàn là bao nhiêu?

Đáp án: Chiều dài chiếc bàn sẽ là 150cm.

Gọi chiều dài của chú mèo là x, rùa là y và chiếc bàn là z.

Từ hình trái ta được phương trình: x – y + z = 170

Từ hình phải ta có phương trình là: y + z – x = 130

Cộng hai phương trình ta được: 2z = 300 => z = 150. Từ đó chiều dài chiếc bình là 150cm

Câu hỏi số 9: Câu đố trí tuệ toán học thông qua hình ảnh.

Đáp án: Bowling = 50, Mũi tên = 5, Bóng rổ = 25, Vợt =5

Câu hỏi số 10: Giả dụ 5 chiếc xe khách có thể hoàn thành quãng đường hơn 10km trong vòng 1 tiếng. Vậy cần bao nhiêu xe khách thì có thể hoàn thành được 100km trong vào 10 tiếng.

Đáp án: Tổng cộng cần 5 chiếc xe. 

Câu đố số 11: Trên đồng cỏ xanh có 6 con bò đang nhai cỏ nhưng chỉ thấy có 12 chân. Vậy thì nguyên nhân dẫn đến hiện tượng kỳ thú này là do đâu?

Đáp án: Vì con bò này đừng lên lưng con bò khác và tạo nên dây chuyền vòng tròn nên gây ra hiện tượng 6 con chỉ thấy 2 chân.

Câu đố số 12: Bác M cần 8 phút để cưa một thanh sắt thành 3 đoạn có chiều dài bằng nhau. Hỏi rằng bác M sẽ tốn mất bao nhiêu thời gian để có thể cắt thanh sắt thành 9 đoạn có sự tương đồng về kích thước.

Đáp án: 32 phút

Câu đố số 13: Đây là câu đố vui toán học hay giúp bé phát triển tư duy logic hiệu quả thông qua hình ảnh:

Đáp án: Kẹo = 12, bánh quy = 6, kẹo đỏ = 12 và đáp án cuối cùng sẽ là 66

Câu đố số 14: Năm 2014 là con số đặc biệt bởi chữ số hàng đơn vị gấp đôi chữ số hàng ngàn. Câu hỏi đặt ra ở đây là sau bao nhiêu năm nữa thì sẽ xuất hiện một năm tương tự như vậy

Đáp án: Sau 10 năm, đó là vào năm 2024

Câu đố số 15: Bạn A được mẹ mua cho chiếc đồng hồ báo thức để phục vụ cho việc học tập. A luôn hẹn giờ báo thức vào lúc 8h và chiếc đồng hồ luôn hoạt động tốt. Tuy nhiên, mẹ bạn lại khuyên rằng không nên như thế vì bạn thường đi ngủ vào lúc 7h. Các bạn có biết nguyên nhân tại sao hay không?

Đáp án: Vì bạn A ngủ vào lúc 7h nên nếu hẹn báo thức 8h thì đồng hồ sẽ rung chuông ngay sau 1 tiếng. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của A cũng như sự minh mẫn để học tập hiệu quả hơn của bạn cũng sẽ bị giảm thiểu.

Câu đố số 16: Một người có rất có kinh nghiệm trong việc đầu tư bất động sản. Theo đó, cứ mỗi tháng thì ông ấy được lãi gấp đôi số tiền đầu tư. Và chỉ sau 1 năm (12 tháng) là ông ấy đã có được 100 triệu nhờ việc đầu tư thông minh này. Vậy em có tính được xem vào thời điểm nào thì ông ấy kiếm được 50 triệu.

Đáp án: Giải thuyết là sau 12 tháng thì nhà đầu tư này kiếm về được 100 triệu. Vì cứ sau mỗi tháng thì số tiền lãi thu được sẽ gấp đôi (x2). Vì vậy, đến tháng thứ 11 là ông ấy đã cán mốc 50 triệu tiền lãi.

Câu đố số 17: Câu đố vui toán học thông qua hình ảnh:

Đáp án: Dâu = 12, Dứa = 4, Nho = 12, Dưa hấu = 2. Kết quả cần tìm đó là 26.

Câu đố số 18: Rèn luyện tư duy cho trẻ thông qua câu đố trí tuệ toán học bằng hình ảnh dưới đây:

Đáp án: Máy ảnh = 8, TV = 4, iPhone = 4, Kính hiển vi = 6 và kết quả cần tìm là 6.

20+ câu đố trí tuệ toán học dành cho các em tiểu học

Câu đố vui toán học lớp 1

Câu 1: Một chiếc bút thì có 2 đầu. Vậy đó các bé biết: 

  1. 3 chiếc bút sẽ có mấy đầu
  2. 1 nửa chiếc bút thì có bao nhiêu đầu?

Câu 2: Bạn Minh mua một gói kẹo có 120 viên với những hương vị như: kẹo hương táo, kẹo hương dâu, kẹo vị chuối. Số kẹo hương táo thì gấp đôi kẹo hương chuối. Kẹo hương chuối thì có 4 viên. Hỏi bạn minh có bao nhiêu kẹo vị hương táo.

Đáp án: 31 viên kẹo hương táo

Câu 3: Con ốc sên leo một ngọn cây thẳng đứng cao 10m. Mỗi ngày chú ốc sên chăm chỉ này leo được 4m và bị tuột xuống 3m vào ban đêm. Hỏi khi nào thì ốc sên leo lên ngọn nếu chú bắt đầu vào sáng thứ 2.

Đáp án: Ốc sên sẽ mất 6 ngày đầu để leo đến độ cao 6m. Cứ như vậy đến chiều chủ nhật thì chú sẽ hoàn thành quãng đường dài 10m.

Câu đố vui toán học lớp 2

Câu 1: Có 2 rổ đựng chuối, 3 rổ đựng lê. Trong đó, số chuối và lê trong 5 rổ lần lượt là: 60, 45, 75, 65, 55. Giả sử như không biết được rổ nào đựng chuối, rổ nào đựng lê, chỉ biết rằng số lê gấp đôi số chuối. Hỏi rổ nào đựng lê?

Đáp án:

Theo giả thiết, số lê gấp 2 lần số quả chuối. Vậy nên tổng số lê và chuối sẽ gấp 3 lần số chuối.

Từ đó có số chuối là:  (60 + 45 + 75 + 65 + 55) : 3 = 100 (quả)

Theo phép tính trên ta thấy được 45 + 55 = 100.

Vậy 2 rổ sẽ đựng 45 quả chuối và 55 quả lê.

Câu 2: Có 8 người, mỗi người nuôi 8 chú mèo, mỗi con mèo có thể bắt 8 con chuột, một con chuột ăn 8g lúa. Như vậy có bao nhiêu gam lúa đã bị chuột ăn?

Đáp án:

Số gam lúa bị 8 con chuột ăn đó là 8 x 8 = 64. Đáp án là 64 gam lúa.

Câu 3: Một người bán táo, lần thứ nhất bán được phân nửa số táo mà người đó có và 0,5 quả táo. Lần thứ 2 bán nửa số 2 táo còn lại và 0,5 quả táo. Lần thứ 3 cũng vậy, cũng bán hết phân nửa số táo và 0,5 quả táo là vừa hết.

Hỏi người này ban đầu có bao nhiêu quả táo?

Đáp án:

Số táo trước khi bán lần thứ 3 là: 0,5 x 2 = 1 (trái)

Số táo trước khi bán lần thứ 2 là: (1 + 0,5) x 2 = 3 (trái)

Số táo lúc đầu là: (3 + 0,5) x 2 = 7 ( trái)
Vậy ban đầu người đó là 7 quả táo

Câu đố vui toán học lớp 3

Câu 1: Một gia đình nọ có 3 người con gái. Mỗi người con gái này là có cho mình một anh trai và một em trai. Vậy bạn có đón được gia đình này có bao nhiêu người con không?

Đáp án: Gia đình này phải có một người con trai cả để 3 cô con gái có một người chị gái. Tương tự, nhà này cũng sẽ có một câu em út để 3 cô con giá có một người em trai. Như vậy, gia đình này hiện có  1 + 3 + 1 = 5 (người con) 

Câu 2: Bạn có biết các kim đồng hồ sẽ trùng nhau bao nhiêu lần trong một ngày không?

Đáp án: Trong một ngày sẽ có 24 x 60 = 1440 phút. Số lần 2 kim đồng hồ trùng nhau sẽ là 1440 : 65 = 22,15 lần.

Như vậy, trong một ngày sẽ xuất hiện 22 lần kim giờ và phút trùng nhau.

Câu đố vui toán học lớp 4

Câu 1: Một người mua một con lợn với giá là 10 triệu. Sau đó anh ta bán con lợn ấy đi với giá là 20 triệu. Sau đó, anh ấy tiếp tục mua một con lợn giống khác với giá là 30 triệu. Sau nhiều tháng nuôi dưỡng, con lợn trở nên béo tốt và anh ấy lại bán được với giá cao hơn là 40 triệu đồng. Hỏi rằng anh ấy đã lãi được bao nhiều tiền trong việc bán lợn.

Đáp án: Anh này kiếm được 10 triệu đồng sau mỗi lần bán lợn, do vậy, anh ấy đã lời tổng cộng 20 triệu đồng. đỏ – xanh, vàng – cam, xanh – tím

Câu 2: Ba bạn Hằng, Thúy, Thảo mặc ba chiếc váy màu xanh, cam và tím. Biết rằng: Thảo rất thích chiếc váy màu tím và chỉ có Hằng  là có chiếc váy và đôi giày cùng màu với nhau. Mà màu giày và váy của Thúy đều không phải màu xanh.

Qua đây, bạn hãy xác định xem 3 bạn Hằng, Thúy, Thảo mặc váy và giày màu gì!

Câu 3: Câu hỏi toán vui thông qua hình ảnh:

Hãy tìm quy luật chung của 3 chữ số trên, từ đó lựa chọn đáp án đúng trong:

  1. 7
  2. 22
  3. 9
  4. 15

Câu đố vui toán học lớp 5

Câu 1: 

Đáp án là 56 : 7 bởi đây là đáp án duy nhất không có số dư

Câu 2: Tìm trong hình vẽ có bao nhiêu hình vuông

Đáp án: Trong hình có 14 hình vuông

Bài viết này đã tổng hợp những câu đố vui toán học thú vị và bổ ích mà ba mẹ có thể tham khảo trong việc giúp con phát triển tư duy logic. Đồng thời Bachkhoatrithuc.vn cùng mong rằng sau khi tham khảo bài viết trên, các bậc phụ huynh đã có cho mình được những phương pháp phù hợp để giảng dạy cho con.

 

Một số bài viết liên quan:

banner ngang freeship

Banner vuông freeship

You cannot copy content of this page