Đừng để môn Toán trở thành “nỗi sợ” với các bé ngay từ nhỏ bằng những bài lý thuyết suông hay phải thuộc lòng vô vàn con số một cách máy móc. Bạn có thể cho con tiếp cận với môn học này thông qua các trò chơi toán học, kích thích sự tò mò và trí tưởng tượng, sáng tạo của bé. Cùng tham khảo bài viết của Bachkhoatrithuc.vn dưới đây để biết thêm nhiều phương pháp thú vị, giúp con vừa học vừa chơi thật hiệu quả nhé!
1. Lợi ích khi cho bé thử sức với các trò chơi toán học
Những trò chơi toán học sẽ khác với các trò chơi thông thường, đòi hỏi bé cần vận dụng nhiều kiến thức và chức năng của não bộ để dành chiến thắng. Bên cạnh đó, bé phải có sự quan sát, suy luận và phân tích khéo léo để vừa chơi vừa học. Chính vì vậy, việc cho các con tham gia trò chơi học toán sẽ mang lại rất nhiều lợi ích, như:
- Kích thích sự tò mò, tạo hứng thú trong học tập;
- Hỗ trợ phát triển một cách toàn diện thông qua việc vận dụng cả 2 bán cầu não
- Rèn luyện khả năng tư duy logic & phân tích để giải quyết trò chơi cũng như các vấn đề trong cuộc sống.
- Nâng cao tinh thần chủ động, tự tin để giải quyết vấn đề trong trò chơi, học tập & cuộc sống.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, tính toán để giải quyết các bài toán trong trò chơi.
- Gắn kết tình cảm gia đình và gia tăng sự thấu hiểu giữa bố mẹ và con cái thông qua trò chơi.
- Rèn luyện tính kiên nhẫn, cố gắng để hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra.
- Game toán học cũng là một cách giúp con ôn tập và ghi nhớ những kiến thức toán học tốt hơn.
Việc cho các bé chơi game không hề sai, thay vào đó bố mẹ cần biết chọn trò chơi toán học phù hợp giúp bé phát huy được những kỹ năng cần thiết cũng như vừa chơi vừa được học một cách hiệu quả.
Lợi ích khi cho bé thử sức với các trò chơi toán học
2. Một số trò chơi về toán học giúp bé chơi vui – học tốt
Để phát huy tốt những lợi ích khi dạy con cùng các trò chơi toán học, bố mẹ có thể tham khảo và cho bé trải nghiệm một số tựa game thú vị sau đây:
Trò chơi xếp hình – Kích thích tư duy logic cho trẻ
Đây được biết đến là trò chơi rất quen thuộc với các bạn nhỏ. Trò chơi xếp hình không chỉ đơn thuần là sắp xếp các khối hình học vào ô trống sao cho hợp lý mà còn giúp bé rèn luyện tư duy toán học cũng như tăng khả năng nhận diện màu sắc, hình học, kích thước để từ đó có sự so sánh, phân biệt và sắp xếp chúng lại với nhau.
Ngoài ra, với trò chơi tưởng chừng đơn giản này lại giúp bé cải thiện khả năng quan sát, phân tích cũng như ghi nhớ và tưởng tượng để lắp ráp các mảnh ghép thật chính xác.
Trò chơi xếp hình – Kích thích tư duy logic cho trẻ
Trò chơi truy tìm con số còn thiếu
Ở lứa tuổi này, con nên bắt đầu tập làm quen với những con số để có thể tiếp cận với môn toán dễ dàng hơn. Vậy nên, với trò chơi truy tìm con số còn thiếu, bố mẹ có thể cùng con học đếm số từ nhỏ đến lớn và ngược lại, sau đó bạn dừng đếm để bé tự đọc các số tiếp theo là gì. Ngoài ra, việc sử dụng các giáo cụ trực quan như tấm thẻ số cũng rất hay, bạn hãy giấu đi một vài số để con tự đếm và nhận ra được số còn thiếu.
Trò chơi truy tìm con số còn thiếu
Trò chơi toán học – Tìm quy luật cùng khối Rubik
Rubik có lẽ không phải là món đồ chơi quá xa lạ với các bé. Nó không chỉ đơn thuần là một hình khối có nhiều ô, nhiều màu sắc mà các bé cần phải quan sát, tưởng tượng và tính toán để xoay chúng vào đúng vị trí. Vậy nên, bố mẹ có thể chọn mua cho con những khối rubik với đa dạng kiểu dáng từ hình lập phương, hình chóp cùng nhiều màu sắc khác nhau để con có thể trải nghiệm.
Hơn nữa, hiện nay có rất nhiều cuộc thi Rubik được tổ chức để các bé có thể tranh tài, nếu bé có năng khiếu và chơi tốt bộ môn này thì bố mẹ có thể đăng ký cho con tham gia, tạo điều kiện cho bé có cơ hội thử thách não bộ.
Trò chơi toán học – Tìm quy luật cùng khối Rubik
Học các phép tính cơ bản với Bàn tính gẩy
Với trò chơi toán học này, các bé sẽ được rèn luyện kỹ năng phân tích, tính toán và suy luận một cách logic về các phép toán. Tuy là những phép tính quen thuộc, nhưng khi học cùng bàn tính gẩy với nhiều hình dáng, màu sắc và âm thanh trực quan sẽ khiến bé cảm thấy thích thú và hào hứng hơn.
Ngoài ra, việc sử dụng bàn tính gẩy còn giúp tác động lên các đầu ngón tay – đây là vị trí nhạy cảm, nhanh chóng gửi thông tin đến não bộ và hỗ trợ kích thích hoạt động của cả 2 bán cầu não để con được phát triển toàn diện hơn.
Trò chơi mê cung – Thử tài kiên trì
Trò chơi mê cung là một trong những trò chơi được các bé đặc biệt yêu thích dù ở độ tuổi nào. Ở đây, bố mẹ có thể lựa chọn cho con những loại hình bài toán mê cung khác nhau: Tìm đường cho các con vật đến thức ăn, tìm lối thoát theo quy luật con số,… với nhiều cấp độ từ đơn giản đến phức tạp.
Để chơi được trò này, bé cần kết hợp giữa khả năng quan sát để tìm đường đi với khả năng suy luận và tính toán thì mới có thể tìm được lối ra nhanh chóng và chính xác nhất.
Trò chơi mê cung – Thử tài kiên trì
Trò chơi toán học lớp 3 – Tìm kiếm các điểm giống & khác nhau
Đây là dạng game tư duy khá hot trong thời gian gần đây, thu hút lượng lớn lượt tham gia ngay cả người lớn. Cụ thể, bố mẹ sẽ cùng con tìm kiếm những điểm giống nhau và khác nhau trên 2 hình vẽ cho sẵn. Lúc mới chơi, bố mẹ hãy chọn những bức tranh có liên quan đến những đồ vật mà con yêu thích, hay những bức tranh đơn giản, dễ nhìn nhằm tạo sự hứng thú, đến khi bé đã quen với game thì mới tăng dần độ khó.
Trò chơi toán học lớp 3 – Tìm kiếm các điểm giống & khác nhau
Trò chơi trí nhớ – Tìm hình giống nhau
Game tìm những hình ảnh giống nhau tưởng chừng như rất đơn giản, nhưng để các bé có thể tìm ra được đáp án trong thời gian giới hạn sẽ phải vận dụng khá nhiều kỹ năng, như: Quan sát, phân tích kết hợp cả trí nhớ.
Vậy nên, với trò chơi này bố mẹ hãy chuẩn bị cho con nhiều bức tranh về con vật, đồ vật, hình học,… với những màu sắc bắt mắt để bé có thể lựa chọn được những hình ảnh giống nhau. Bố mẹ có thể giới hạn thời gian hoặc thi đua cùng con để tạo sự kịch tính và kích thích khả năng chinh phục của bé nhé!
Trò chơi này thích hợp với các bé khoảng 4 – 6 tuổi, khi mà các con chưa có nhận biết toàn diện sự vật xung quanh mình.
Trò chơi trí nhớ – Tìm hình giống nhau
Trò chơi toán học cùng các thẻ số đầy sắc màu
Với trò chơi này, bố mẹ có thể dùng những tấm thẻ số khác nhau, sau đó úp chúng lại để che phần nội dung đi và bé sẽ đi tìm chúng. Để chiến thắng, bé cần ghi nhớ các tấm thẻ, kết hợp với kỹ năng quan sát, phân tích của mình để lật được những thẻ có số giống nhau.
Trò chơi này sẽ giúp con rèn luyện trí nhớ cũng như tăng khả năng liên tưởng, quan sát mà không bị nhàm chán.
Trò chơi toán học cùng các thẻ số đầy sắc màu
Trò chơi học toán “Nhiều hơn, ít hơn”
Đây là một trong những trò chơi khá thú vị giúp bé hiểu rõ về các bài toán so sánh và rèn luyện khả năng tính nhanh & chính xác trong làm bài tập. Cụ thể, bố mẹ hãy đưa ra những nhóm đồ vật khác nhau, như: Đồ chơi, bánh kẹo, trái cây,… Sau đó đố bé nhóm đồ vật nào nhiều hơn hoặc ít hơn. Đặc biệt, với trò chơi này phụ huynh nên chia thành các đội và rủ thêm bạn bè của con đến chơi cùng chơi, xem ai đoán đúng hơn và chính xác hơn sẽ dành phần thắng.
3. Một số lưu ý khi cho bé chơi các game học toán
Để có thể vừa học vừa chơi cùng bé và gặt hái nhiều thành quả, bố mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Lựa chọn những trò chơi phù hợp với trình độ và năng lực của con. Nếu chọn trò quá khó bé sẽ không chơi được và rất dễ nản chí, còn chọn trò quá dễ con thì sẽ kích thích được sự tò mò và mong muốn chinh phục trò chơi.
- Luôn có những phần quà, lời động viên khi bé dành chiến thắng để tăng động lực cố gắng cho bé.
- Nên kết hợp giảng dạy với các giáo cụ trực quan và tổ chức nhiều trò chơi cho bé.
- Rủ bạn bè của con cùng tham gia trò chơi, vừa tạo sự thích thú cho các con, vừa tăng tinh thần đồng đội và kỹ năng làm việc nhóm.
- Thay đổi đa dạng các trò chơi với nhiều cấp độ để con hào hứng, từ đó việc học cũng sẽ hiệu quả hơn.
Một số lưu ý khi cho bé chơi các game học toán
Hi vọng bài viết của Bachkhoatrithuc.vn đã chia sẻ một số trò chơi toán học thú vị dành riêng cho các bé ở độ tuổi mầm non và những vấn đề mà bố mẹ cần lưu ý giúp con vừa học vừa chơi một cách hiệu quả nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì trong quá trình dạy các bé, vui lòng gửi lại lời nhắn để được hỗ trợ kịp thời nhé!
Một số bài viết liên quan: