Các bài toán cộng trừ lớp 1 – Bí quyết làm quen với toán học

Việc bắt đầu dạy các bé học và luyện những bài toán cộng trừ lớp 1 không phải là điều dễ dàng. Bởi, đây là độ tuổi mà con vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học nói chung và môn Toán nói riêng. Vậy làm thế nào để bé có thể hiểu được bản chất và thành thạo các bài toán lớp 1? Cùng tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp dạy cũng như một số điều cần lưu ý qua bài viết của Bachkhoatrithuc.vn nhé!

1. Những điều cần lưu ý khi dạy trẻ các bài toán cộng trừ lớp 1

Đây là giai đoạn mà các bé khá nhạy cảm nên việc hướng dẫn con học cũng cần có phương pháp đặc biệt. Cùng “bỏ túi” một số lưu ý để giờ học không còn là “cuộc chiến” nhé!

Không bắt trẻ phải học thuộc (học vẹt) khi làm các phép toán cộng trừ lớp 1

Khi dạy bé học các phép cộng trừ lớp 1, rất nhiều bố mẹ có xu hướng nôn nóng với mong muốn con mình sẽ tiếp thu bài thật nhanh chóng. Tuy nhiên, đó lại là một quan điểm sai lầm mà bất cứ bố mẹ nào cũng nên tránh. Đầu tiên khi học các phép tính cộng trừ lớp 1, phụ huynh phải để bé làm quen với các con số thông qua việc nhận diện, đếm thứ tự và so sánh lớn – bé. Từ đó, bé sẽ dễ dàng ghi nhớ mà không phải bắt ép học thuộc lòng. 

Khi con mới lần đầu tiếp xúc với những con số sẽ khó tránh khỏi việc bỡ ngỡ. Lúc này, bố mẹ hãy hướng dẫn lý thuyết và thực hành một cách chậm rãi để bé có thể tiếp thu nhanh chóng và hiệu quả nhất.

toán cộng trừ lớp 1

Không bắt trẻ phải học thuộc (học vẹt) khi làm các phép toán cộng trừ lớp 1

Tạo không khí học tập vui vẻ, thoải mái cho trẻ

Một điều mà bố mẹ cần lưu ý trong quá trình dạy con đó chính là luôn tạo không khí học tập thật nhẹ nhàng, thoải mái. Đa số các bé ở lứa tuổi này vẫn còn muốn vui chơi, vận động  hơn là ngồi một chỗ để dành thời gian học tập nghiêm túc. Vì vậy, phụ huynh không nên ép các con mà hãy thu hút bằng những phương pháp thú vị, cho con vừa học vừa chơi một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng đừng quên sắp xếp thời gian thật hợp lý để cân bằng giữa việc học và việc vui chơi, giải trí cho bé nhé! 

Giúp trẻ tự tin và hứng thú hơn khi học toán với khóa học Finger Math.

Hơn nữa, không nên bắt ép con phải học khi đang mệt mỏi hoặc có tâm trạng không tốt, bởi thời điểm này dù con có ngồi vào bàn học thì cũng không hiệu quả. Việc bố mẹ dìu dắt con ở những bước đầu tiên tiếp cận với môn Toán rất quan trọng, nếu ngay từ đầu đã tạo được thiện cảm với bé rằng đây là một môn học thú vị thì con sẽ dễ dàng tiếp thu những kiến thức. Ngược lại, ngay từ đầu bé đã thấy chán nản và mệt mỏi mỗi khi học môn này thì những giai đoạn về sau sẽ rất khó để bé ngồi học một cách vui vẻ.

toán cho bé lớp 1

Tạo không khí học tập vui vẻ, thoải mái cho trẻ

Không lạm dụng việc đếm ngón tay để làm các bài tập toán lớp 1 trong phạm vi 10

Có không ít phụ huynh hướng dẫn các bé cách đếm ngón tay để làm những phép tính toán. Tuy nhiên, phương pháp này không được giới chuyên gia khuyến khích vì theo thời gian, nó sẽ hình thành thói quen xấu cho bé. Khi làm những phép tính toán lớp 1 trong phạm vi 10 hoặc phạm vi 20, bé có thể vận dụng một cách dễ dàng nhưng khi đối mặt với những con số lớn hơn, ở trong phạm vi 100, 1000 sẽ khiến con cảm thấy bối rối và gặp nhiều khó khăn khi xử lý.

Không lạm dụng việc đếm ngón tay để làm các bài tập toán lớp 1 trong phạm vi 10

Hạn chế lan truyền năng lượng tiêu cực sang trẻ khi dạy học

Để con học và thực hành tốt các dạng bài toán cộng trừ lớp 1, bố mẹ không chỉ đảm bảo không khí học tập thật thoải mái, giữ tinh thần cho bé vui vẻ, phấn khởi mà còn phải lan tỏa đến con những năng lượng tích cực. 

Bố mẹ hãy luôn giữ tâm trạng tốt nhất khi bắt đầu ngồi vào bàn học cùng con. Bởi, một điều dễ thấy nhất là nếu bố mẹ mang sự bực bội, nóng nảy thì sẽ rất dễ la mắng các con, thậm chí là bực tức, đập bàn,… Những hành động này có thể khiến bé trở nên sợ hãi và ảnh hưởng không ít đến việc làm toán, từ đó kết quả của việc học sẽ không được như mong đợi.

2. Các bước giúp bé làm các bài toán 1 dễ dàng

Để bé có thể hiểu rõ môn toán cũng như làm được những dạng bài cộng trừ lớp 1 một cách hiệu quả thì ba mẹ nên làm theo các bước dưới đây:

Bước 1: Giải thích ý nghĩa của các con số 

Trước tiên, bố mẹ nên giúp con phát triển cảm nhận về các con số thật tốt trước khi cho bé làm quen với những phép toán cộng trừ lớp 1. Điều này giúp bé hiểu được ý nghĩa của con số, từ đó khi bắt tay vào tính toán sẽ không còn quá phức tạp nữa. 

Ví dụ: Bố mẹ có thể đặt cho bé những câu hỏi như “Có bao nhiêu cách để con tạo ra được số 6?” Khi đó, bé sẽ phải trả lời những cặp số như: 0 – 6, 4 – 2, 5 – 1, 3 – 3,…. Với phương pháp này sẽ giúp bé hiểu hơn về các con số cũng như phép cộng & phép trừ.

Giải thích ý nghĩa của các con số 

Bước 2: Dạy bé phương pháp đếm nhảy

Ví dụ, ba mẹ có thể cho bé làm quen với các đề toán cộng trừ lớp 1 bằng cách hướng dẫn bé đếm cách 2 đơn vị, cách 3 đơn vị,… để tạo ra một dãy số có quy tắc. Chẳng hạn như 0, 2, 4, 6,…. Với dãy số “nhảy” có quy tắc này, con sẽ hiểu được rằng nếu cộng chừng ấy đơn vị với nhau sẽ nhận được kết quả là các số liền sau, hoặc ngược lại nếu là phép trừ sẽ nhận được các số liền trước đó.

Bước 3: Sử dụng những công cụ hỗ trợ để học phép toán cộng trừ trong phạm vi 10

Bố mẹ có thể dùng tất cả những đồ vật quen thuộc xung quanh bé để làm công cụ hỗ trợ trong quá trình học toán, đặc biệt là các phép toán nâng cao hơn một chút như cộng trừ hai chữ số.

Ví dụ: Bố mẹ hãy đưa cho bé 12 viên bi và bảo côn lấy thêm 3 viên bi nữa, sau đó hãy hỏi “Bây giờ con có tổng cộng bao nhiêu viên bi?”, cứ như vậy bé sẽ học để làm tương tự với các phép tính cộng khác một cách đơn giản nhất.

Ngoài ra, ba mẹ cũng nên khuyến khích các bé sử dụng trí sáng tạo như với phép trừ, để trẻ tự tưởng tượng ra có 4 chiếc xe ô tô đồ chơi trong tủ, sau đó có 2 chiếc xe chạy ra ngoài thì sẽ còn lại bao nhiêu chiếc xe trong đó.

Sử dụng những công cụ hỗ trợ để học phép toán cộng trừ trong phạm vi 10

Bước 4: Hướng dẫn bé các mẹo hay ho khi làm toán lớp 1 trong phạm vi 10

Để làm tốt các dạng tính toán cộng trừ lớp 1, phụ huynh nên kết hợp với nhiều “mẹo” thú vị giúp bé luôn hứng thú với môn học này. 

Ví dụ: Bố mẹ hãy sử dụng số 0 để đố vui cùng bé, xem bé có biết kết quả trong phép cộng, phép trừ giữa 0 với các con số khác hay không. Thêm vào đó là những câu hỏi đặc biệt, dù chưa dạy bé đến những con số lớn vượt quá phạm vi 20 nhưng thử sử dụng chúng, như 100 + 0, 100 – 0, 200 + 0… để hỏi bé bằng bao nhiêu. 

Bước 5: Linh động về hình thức học, tạo hứng thú cho trẻ

Dù là khi hướng dẫn bé những phép toán đơn giản hay nâng cao thì phương pháp tối ưu nhất là nên cho bé luyện tập & làm quen với bài tập dạng vừa học vừa chơi để con không cảm thấy nhàm chán. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng nên kết hợp việc giảng dạy với những công cụ hỗ trợ như: Que tính, thẻ, bảng tính, lá số,… 

Nâng cao lên một chút để tạo sự kích thích, hứng thú cho bé là bố mẹ hãy thử giới hạn về mặt thời gian khi con làm bài tập để xem khả năng phản xạ của bé với những phép tính như thế nào.

3. Bí quyết dạy con học các phép toán cộng trừ trong phạm vi 10 cực hiệu quả

Để hướng dẫn các bé học tập hiệu quả hơn, bố mẹ có thể đưa ra những ví dụ gần gũi. Thêm vào đó là giới thiệu cho con hiểu ý nghĩa của phép cộng tức là thêm vào và phép trừ là bớt đi. Khi bé đã thực sự thành thạo rồi mới nâng dần độ khó, ví dụ hãy cho con làm quen với các bài toán cộng trừ phạm vi 10 trước rồi mới đến các bài tập cộng trừ trong phạm vi 20. Dưới đây là những bí quyết thú vị giúp cho việc dạy trẻ học toán nhẹ nhàng mà hiệu quả hơn rất nhiều, bố mẹ tham khảo nhé!

toán tư duy cho trẻ mầm non

Bí quyết dạy con học các phép toán cộng trừ trong phạm vi 10 cực hiệu quả

Dùng những viên kẹo để minh họa cho bài tập toán cộng trừ trong phạm vi 10

Hãy đưa những món đồ yêu thích của bé vào bài học, đơn giản như: “Bây giờ con có 5 cái kẹo, bố cho con thêm 2 cái nữa thì con có tất cả bao nhiêu cái kẹo nào?” hoặc “Con có 10 viên kẹo, con cho bạn My 3 viên kẹo thì con còn lại mấy viên kẹo nhỉ?”. Và sau đó gợi ý cho bé tìm đáp án bằng cách vận dụng phép tính cộng – trừ vào các câu hỏi tương tự nhưng mức độ khó sẽ tăng lên một chút để tạo sự kích thích và bản năng chinh phục của bé.

Dùng những viên kẹo để minh họa cho bài tập toán cộng trừ trong phạm vi 10

Dạy bé làm toán cộng lớp 1 bằng những vật dụng gần gũi

Như đã nói ở trên, phụ huynh nên đưa tất cả những vật dùng quen thuộc trong nhà để làm công cụ hỗ trợ cho việc dạy toán. Chẳng hạn, bố mẹ đưa cho bé 1 cây bút chì và bảo trẻ lấy thêm 1 cây bút chì khác nữa. Sau đó hỏi “Giờ con đang giữ tất cả bao nhiêu cây bút chì?. Nếu bé vẫn cảm thấy nhàm chán thì hãy thay thế bằng những món đồ chơi yêu thích của bé và hỏi tương tự cho bé trả lời.

Có phần quà khen thưởng khi bé học tốt

Đây là phương pháp được áp dụng khá hiệu quả, bởi hầu hết các bé ở lứa tuổi này đều rất thích được nhận quà. Vì thế, bố mẹ hãy tận dụng triệt để bằng cách thưởng cho bé những món đồ mà con yêu thích (đồ chơi, kẹo, bánh,…) mỗi khi bé vượt qua được thử thách đặt ra hoặc làm xong tất cả các bài tập đã giao. Hãy thử áp dụng cách này nhé, bố mẹ sẽ thấy con vô cùng thích thú với môn toán ngay đấy!

Dùng những que tính để hướng dẫn con các bài toán lớp 1 cộng trừ trong phạm vi 10

Que tính được biết đến là một công cụ hữu ích hỗ trợ các bé trong quá trình học toán và thực hiện các phép tính. Thay vì cho con sử dụng các ngón tay tập đếm, bố mẹ có thể hướng dẫn con dùng que tính để thực hiện những phép tính cộng – trừ đơn giản.

Việc sử dụng que tính sẽ tiện lợi rất nhiều, vì sau khi bé thực hiện phép tính có thể đếm lại các que tính để kiểm tra kết quả.

Dùng những que tính để hướng dẫn con các bài toán lớp 1 cộng trừ 

Đếm bước khi đi bộ để ghi nhớ số đếm

Nếu muốn con có thể hiểu được nguyên tắc số đếm một cách dễ dàng thì các bậc phụ huynh có thể yêu cầu bé cách đếm số bước đi bộ, chẳng hạn như đặt ra câu hỏi “Quãng đường từ nhà đến trường sẽ bằng bao nhiêu bước chân của con?”.

Khi các con thực hiện đếm số bước chân như vậy sẽ tạo cho bé một phản xạ đếm tốt hơn. Ngoài ra, cách dạy đếm này cũng không tạo cảm thấy áp lực mà ngược lại bé sẽ rất hứng thú.

Cho con tham gia những trò chơi liên quan về toán học

Việc cho con tham gia những trò chơi liên quan về toán học rất quan trọng. Đây cũng là một phương pháp học tập hiệu quả mà không hề mang lại cảm giác áp lực hay stress, tạo điều kiện cho bé tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất. Ngoài ra, nó còn là cách để kích thích sự sáng tạo và tư duy logic của trẻ. 

toán cho bé 5 tuổi

Cho con tham gia những trò chơi liên quan về toán học

4. Tổng hợp các bài toán lớp 1 trong phạm vi 10 để bé luyện tập

Sau khi đã hướng dẫn cho con những kiến thức cơ bản liên quan đến dạng toán cộng trừ lớp 1, bố mẹ có thể tham khảo các bài tập dưới đây và cho con thực hành nhé:

Bài tập số 1

Thực hiện các phép tính sau:

  1. 20 – 6
  2. 50 – 10
  3. 36 – 23
  4. 19 – 8

Bài tập số 2

Điền dấu >, < hoặc = vào chỗ trống thích hợp

  1. 65 – 12 … 44
  2. 64 … 58 – 4
  3. 86 + 5 … 90
  4. 36 – 2 … 31

Bài tập số 3

Điền số thích hợp vào chỗ trống

  1. 67 + … = 90
  2. 89 = … + 45
  3. 90 – … = 56
  4. 56 = 143 – …

Hi vọng bài viết của Bachkhoatrithuc.vn chia sẻ về một số thông tin về cách dạy con các dạng toán cộng trừ lớp 1, hy vọng bố mẹ có thể tham khảo và lựa chọn được phương pháp phù hợp để hướng dẫn các bé. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, vui lòng gửi lại câu hỏi để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất nhé!

 

Một số bài viết liên quan:

banner ngang freeship

Banner vuông freeship

You cannot copy content of this page